Những cục phân đắt nhất thế giới, cục phân có giá 67 tỷ

Như chúng ta đã biết thì phân là một loại chất thải mang mùi hôi thối rất khó chịu và không có giá trị gì hết. Tuy nhiên lại có những cục phân đắt hơn vàng và trị giá đến hàng trăm triệu thậm chí là hàng tỷ đồng. Và đặt biệt là phân người cũng nằm trong số đó, thật là khó tin phải không nào. Ngay bây giờ chúng ta cùng đi tìm hiểu ngay và luôn những cục phân đắt nhất thế giới nào.

1. Long Diên Hương

Long Diên Hương - Cục phân đắt nhất thế giới

Long Diên Hương – Một trong những cục phân đắt nhất thế giới


Long Diên Hương một loại phân có cái tên khá hay phải không. Loại phân này được ví là “Vàng Phân” cực kỳ hiếm. Năm 2016 ba ngư dân Oman đã tìm thấy một mảng Long Diên Hương nặng tới 80kg trị giá hơn 3 triệu đô la mỹ. Cũng năm 2016 một cặp vợ chồng ở Anh cũng tìm thấy một cục Long Diên Hương nặng khoảng 1,57kg và được rao bán với giá 70 nghìn đô la mỹ.

Giá Long Diên Hương tại thời điểm 2012 là 20 đô la mỹ 1g tức là 20 nghìn đô la mỹ 1kg tương đương với 450 triệu đồng. Vậy cục phân này có từ loại động vật nào mà có giá trên trời như vậy. Long Diên Hương là một chất sáp màu xám được tạo ra trong hệ tiêu hóa của cá nhà táng lùn. Chính xác việc hình thành ra chúng ra sao vẫn chưa được khám phá đầy đủ. Khác với nhiều người tưởng tượng Long Diên Hương không được nôn ra từ cá nhà táng mà được bài tiết ra cùng với phân và có mùi tương tự với phân khi mới được thải ra.

Long Dien Hương chứa chất quan trọng trong việc sản xuất nước hoa

Giá trị của Long Diên Hương nằm ở chỗ chúng là nguyên liệu quan trọng trong việc sản xuất nước hoa. Chất thơm có tên gọi là Ambrein là thành phần chính của long diên hương, chất này có tác dụng giữ cho mùi nước hoa bám trên da suốt nhiều giờ, ngoài ra, chất này còn có tác dụng kích thích ham muốn ở chuột. Long Diên Hương đã bị cấm sử dụng ở nhiều quốc gia vào những năm 1970 trong đó có Mỹ vì nguồn gốc của chúng từ cá nhà táng một loài động vật dễ bị tổn thương và tuyệt chủng.

Người Ai Cập đốt Long Diên Hương để xông thơm, còn người Ai Cập hiện đại sử dụng chúng trong việc sản xuất thuốc lá thơm. Trong thời trung cổ người châu âu sử dụng Long Diên Hương như một loại thuốc chữa nhức đầu, cảm cúm, động kinh và nhiều loại bệnh khác.

2. Đoạn phân của người Viking

Đoạn phân của người Viking - Một trong những cục phân đắt nhất thế giới

Vào năm 1972 người ta đã phát hiện ra một đoạn phân người dài 20cm rộng 5cm trong khi đào móng xây dựng chi nhánh mới của ngân hàng Lloyds (LBC) ở xứ York, nước Anh. Sau khi nghiên cứu các nhà sử học đã cho hay đây là đoạn phân của người Viking thuộc thế kỷ thứ 9. Đoạn phân này đã có người ở Mỹ trả tới 39 nghìn đô la Mỹ tương đương với 900 triệu đồng thời giá hiện nay. Tuy nhiên người ta đã không bán nó và hiện tại nó đang được trưng bày tại trung tâm Viking Jorvick (JVC) ở York, North Yorkshire, Anh.

Thời nay có rất ít người biết về người Viking, đều duy nhất chúng ta biết được là cách vỗ tay của người Viking. Khi một đội bóng đá giành chiến thắng thì các cầu thủ cùng hàng nghìn người hâm mộ trên khán đài cùng nhau vỗ tay theo kiểu Viking. Kiểu vỗ tay này có thể khiến người ta rợn người bởi sự hoành tráng và nó có thể mang tới sức chiến đầu mãnh liệt cho người chiến binh.

3 Cát Lợn

Cát lợn

Thời gian gần đây một số con lợn sau khi mổ ra bên trong nội tạng phát hiện một vật thể lạ. Một gia đình ở Hải Dương sau khi mổ 10 con lợn nái thì phát hiện ra 2 cục lạ có khối lượng là 0,8kg và 0,1kg trong dạ dày và túi mật, 2 vật thể lạ này có đặc điểm là có lông, hình bầu dục, có mùi thảo mộc rất dễ chịu và đặc biệt là không có mùi hôi thối mặc dù được lấy ra từ trong nội tạng của con heo. Tiếng lành vang xa nhiều người xác nhận đó là Cát Lợn quý hiếm. Sau đó không lâu một người thương lái đã trả cho 2 cục cát lợn này với giá là 2 tỷ đồng. Chuyện thật như đùa, Cát Lợn là gì mà đắt đến như vậy.

Cát Lợn hay còn được nhiều người biết đến với cái tên Chư Sa hay Chư Bảo. Theo dân gian của người Trung Quốc, Cát Lợn là thần dược rất quý hiếm nó có công dụng dùng để thanh nhiệt, tiêu đàm, giải độc, an thần, động kinh. Cát Lợn thường xuất hiện ở những con heo ít lông thân nhiệt cao, ăn ít, thân hình gầy gò, lâu lâu hai mắt có màu đỏ, thường xuyên kêu rên rỉ suốt ngày và thường ít ngủ. Trọng lượng của Cát Lợn giao động từ 0.5 đến 2,8kg.

Tuy nhiên theo giáo sư tiến sĩ Lê Trọng Hiếu chuyên gia đầu ngành y học cổ truyền Việt Nam. Trong đông y không có phương thuốc nào gọi là Cát Lợn lại còn không có phương thuốc nào lấy từ dạ dày của con lợn. Nó đơn giản là một loại sỏi mật lành tính được tính tụ theo thời gian trong con lợn mà thôi.

4. Phân chồn hương

Phân chồn hương

Cà phê chồn hay còn gọi là Kopi Luwak, thức ăn ưa thích của chúng là quả cà phê, chúng thường trèo lên những cây cà phê và chọn ăn những trái chín mọng đỏ nhất. Dạ dày của loài chồn chỉ tiêu hóa được phần thịt bên ngoài của quả cà phê, sau đó chúng thải những hạt cả phê ra cùng với phân của mình. Người ta đi thu những hạt cà phê có lẫn với phân của loài chồn này sau đó rang hạt cà phê lên để làm đồ uống.

Phân cà phê chồn hương

Những người đã thưởng thức loại cà phê chồn nhận xét. Cà phê chồn có vị thơm ngon đặt biệt so với các loại cà phê thông thường khác. Một ly cà phê chồn hòa quyện rất nhiều hương vị, nó được miêu tả là có mùi mốc rất hấp dẫn, ngọt ngào như siro, hương vị đậm đà và thoang thoảng như caramen và socola, đắng nhưng rất dễ chịu. Tuy nhiên để thưởng thức được hương vị thơm ngon đó chúng ta đã vô tình mang đến nỗi ám ảnh cho những con chồn. Vì lợi nhuận những nhà sản xuất đã săn bắt những con chồn hương hoang dã để thúc đẩy chúng ra nhiều phân hơn từ đó thu được nhiều hạt cà phê chồn hơn. Nhưng chồn hương giống với các loài động vật hoang dã khác đã quen sống trong môi trường hoang dã bản tính thích tự do. Chính vì vậy khi bị con người bắt nhốt trong những chiếc lồng nhỏ hẹp, chật chội , bức bối và bẩn thỉu, chúng sẽ trở nên cấu kỉnh, rối loạn hành vi và có thể tuyệt thực.

5. Phân voi

Cà phê ngà đen

Phân của những con voi sống ở vùng tam giác vàng của Thái Lan được sử dụng để tạo ra một trong những loại cà phê đắt nhất trên thế giới còn được gọi là cà phê ngà đen được làm từ hạt cà phê chiếc xuất từ phân voi. Vào năm 2012 0.5kg cà phê ngà đen được bán với giá 510 đô la Mỹ tương đương với 12 triệu đồng và một cốc được bán với giá 50 đô la mỹ tương đương với 1 triệu 1 trăm 50 nghìn đồng. Nhà sản xuất cho biết cà phê ngà đen có hương vị độc đáo, không đắng vì hạt cà phê đã bị axit hóa trong dạ dày của voi, hương vị của nó cũng bị thay đổi bởi mía,chuối và nhiều loại thực phẩm khác khi voi ăn.

Bia làm từ phân voi ở Nhật

Được biết phân voi cũng có thể tạo ra một loại bia Un, Kuno Kuro. Bia này chỉ có ở Nhật và nó được bán hết vèo chỉ trong vài phút sau khi đăng tin quảng cáo trên website của một công ty. Bia có tên gọi là Un, Kuno kuro là cách chơi chữ trong tiếng Nhật có nghĩa là màu đen và làm từ phân.

6. Phân chim Brazil

Cà phê Guano từ phân chim Brazil

Cà phê Guano của Brazil là một loại cà phê đắt tiền được làm từ chất thải động vật tương tự như chồn. Đúng với tên gọi của mình loại cà phê này được làm từ phân của các loài chim hoang dã tại quê hương của vũ điệu samba.

Cà phê phân Chim Brazil

Nông dân của địa phương sẽ tìm kiếm những hạt cà phê chưa được tiêu hóa trong phân của các loài chim hoang dã. Loại cà phê phân này được xem là thành phần quý tộc trong thế giới cà phê và có giá 700 bảng mỗi kg (tương đương với 21 triệu VND/kg).

Cà phê Guano từ phân chim Brazil

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *