Tổng hợp những câu ca dao tục ngữ về siêng năng kiên trì cực hay

Văn học dân gian Việt Nam không chỉ dừng lại ở những câu chuyện cổ tích đầy kỳ ảo, mà còn có cả một kho tàng những câu ca dao, tục ngữ vô cùng phong phú về nhiều chủ đề, trong đó có chủ đề siêng năng kiên trì.

Mục lục bài viết

  • 1. Ca dao là gì?
  • 2. Tục ngữ là gì?
  • 3. Siêng năng kiên trì là gì? Biểu hiện của siêng năng kiên trì trong cuộc sống
  • 4. Tổng hợp những câu ca dao, tục ngữ về siêng năng kiên trì
  • 1. Ca dao là gì?

    Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, ca dao là một thể loại văn học dân gian Việt Nam. Theo đó, ca là lời hát theo nhạc điệu, dao là lời hát không có nhạc điệu. Ca dao thường là những câu thơ, bài hát dân gian có ý nghĩa khái quát, phản ánh đời sống, phong tục, đạo đức hoặc mang tính chất trữ tình, đặc biệt là tình yêu nam nữ.

    Người ta thường gọi ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, thường được kết hợp với âm nhạc qua vần điệu khi diễn xướng, và được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm phong phú của người Việt thời xưa. Từ đây, ca dao sẽ mang những đặc điểm nổi bật như sau:

    • Về đặc điểm nội dung: Ca dao diễn tả đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm của con người trong các quan hệ đôi lứa, gia đình, quê hương và đất nước, … Trong đó, chủ đề chính thường thấy của ca dao là những tiếng hát than thân, là những lời ca yêu thương tình nghĩa cất lên từ cuộc đời nhiều xót xa, cay đắng những đằm thắm ân tình, hay những bài ca hài hước, châm biếm thể hiện tinh thần lạc quan của người dân lao động.
    • Về đặc điểm nghệ thuật: Lời thơ của ca dao thường ngắn gọn, lối diễn đạt mang đậm sắc thái dân gian đi cùng với việc sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể. Ngôn ngữ của ca dao cũng rất gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày và giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ.

     

    2. Tục ngữ là gì?

    Tương tự như ca dao, thì tục ngữ cũng là một bộ phận của văn học dân gian, gồm những câu ngắn gọn, có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống, đạo đức thực tiễn của nhân dân. Nội dung của tục ngữ rất phong phú, có thể chia thành như loại như: Tục ngữ về hiện tượng tự nhiên (nắng, mưa, thời tiết, bốn mùa) có liên quan đến đời sống; tục ngữ về lao động sản xuất liên quan đến công việc làm ăn hàng ngày; tục ngữ về quan hệ gia đình (cha mẹ, vợ chồng, anh em, chị em); tục ngữ về đời sống xã hội (quan hệ láng giềng, giàu nghèo, trên dưới, sang hèn, …). Vì thế, phần lớn các câu tục ngữ sẽ là những nhận xét, phán đoán, những lời khuyên răn có tính thực tiễn.

    Như vậy, một câu tục ngữ sẽ có thể được coi là một “tác phẩm văn học” hoàn chỉnh vì nó mang trong mình cả ba chức năng của văn học, đó là: (i) chức năng nhận thức; (ii) chức năng giáo dục; và (iii) chức năng thẩm mĩ.

    Chẳng hạn như với câu tục ngữ “Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn” mang ý nghĩa về sức mạnh đoàn kết, kinh nghiệm sống có hòa hợp thì mới đem lại kết quả trong quan hệ vợ chồng, ta thấy rằng ba chức năng được thể hiện như sau:

    • Về chức năng nhận thức: Trong câu tục ngữ trên, chức năng nhận thức thể hiện bằng việc giúp chúng ta hiểu được cơ sở của quan hệ vợ chồng là phải bình đẳng, dân chủ và thấu hiểu lẫn nhau.
    • Về chức năng giáo dục: Trong câu tục ngữ trên, chức năng giáo dục là góp phần đưa tình cảm giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn trong quan hệ vợ chồng nói riêng, trong quan hệ xã hội nói chung.
    • Về chức năng thẩm mĩ: Chức năng thẩm mĩ là nhằm truyền tải nội dung, ý nghĩa của câu tục ngữ trên. Và vì thế, người ta đã dùng cách nói cường điệu và có hình ảnh khiến người đọc, người nghe có thể bị thuyết phục và tiếp thu nội dung, ý nghĩa đó.

    Tóm lại, có thể khẳng định rằng ca dao, tục ngữ trong văn học dân gian Việt Nam mang sắc thái độc đáo, nhiều vần điệu với mang ý nghĩa tinh tế. Ca dao, tục ngữ thật sự là một hành trình tìm về cội nguồn của đất nước Việt Nam mến yêu, là niềm tự hào to lớn của dân tộc Việt Nam. Non nước Việt Nam đẹp đẽ nghìn thu, vô song. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, qua nhiều thời đại, kho tàng văn chương dân gian Việt Nam trở nên vô cùng phong phú, súc tích với biết bao câu ca dao, tục ngữ, câu chuyện cổ hay những câu hát, điều hò muôn hình, muôn vẻ. 3. Siêng năng kiên trì là gì? Biểu hiện của siêng năng kiên trì trong cuộc sống

    Siêng năng là đức tính của con người, biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên và đều đặn. Trái ngược với siêng năng là tính lười biếng, sống dựa dẫm, ỷ lại, ăn bám.

    Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ đến đâu. Trái ngược với sự kiên trì là sự nản lòng, chóng chán.

    Biểu hiện của đức tính siêng năng kiên trì trong cuộc sống:

    • Trong học tập: Học sinh đi học đầy đủ, chăm chỉ học và làm bài tập, có kế hoạch học tập rõ ràng.
    • Trong lao động: Chăm làm việc nhà, không ngại khó, ngại khổ, miệt mài với công việc ở nơi làm việc. Không bỏ công việc giữa chừng, cố gắng làm việc để đạt được kết quả tốt nhất.
    • Trong các hoạt động khác: Kiên trì rèn luyện thể dục thể thao, tham gia các hoạt động ngoại khóa như đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, các hoạt động bảo vệ môi trường, …

     

    4. Tổng hợp những câu ca dao, tục ngữ về siêng năng kiên trì

    1. Ai đội đá mà sống ở đời.

    2. Ai ơi giữ chí cho bền

    Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

    3. Bới đất nhặt cỏ.

    4. Có chí thì nên.

    5. Cần cù bù thông minh.

    6. Có cứng mới đứng được đầu gió.

    7. Có công mài sắt, có ngày nên kim.

    8. Có chí làm quan, có gan làm giàu.

    9. Chớ thấy nghẹn một miếng mà bỏ bữa ăn, chớ vì ngã một lần mà chân không bước.

    10. Có bột mới gột nên hồ

    Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan.

     

    11. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.

    12. Dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

    13. Dẫu rằng chí thiễn tài hèn

    Chịu khó nhẫn nại làm nên cơ đồ.

    14. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

    15. Đi lâu xa đâu cũng tới.

    16. Mảng lo khó, bó không chặt.

    17. Mưu cao chẳng bằng chí dày.

    18. Hữu chí cánh thành.

    19. Hết cơn bĩ cực, đến kỳ thái lai.

    20. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

     

    21. Lười biếng chẳng ai thiết, siêng việc ai cũng mời.

    22. Người đời ai khỏi gian nan

     

     

    Gian nan có thuở, thanh nhàn có khi.

    23. Non cao cũng có đường trèo

    Đường dù hiểm nghèo cũng có lối đi.

    24. Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững.

    25. Năng nhặt chặt bị.

    26. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.

    27. Trăm bó đuốc cũng vớ được con ếch.

    28. Trời nào có phụ ai đâu

    Hay làm thì giàu, có chí thì nên.

    29. Ngồi dưng ăn hoang, mỏ vàng cũng cạn.

    30. Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn

    Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim.

     

    31. Có bột mới gột nên hồ

    Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan.

    32. Hãy cho bền chí câu cua

    Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai.

    33. Góp gió thành bão.

    34. Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.

    35. Thua keo này bày keo khác.

    36. Tích tiểu thành đại.

    37. Nước lã mà vã nên hồ.

    38. Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.

    39. Muốn ăn thì lăn vào bếp.

    40. Có làm thì mới có ăn,

    Không dưng ai dễ đem phần đến cho.

     

    41. Thế gian giàu bởi chữ cần

    Có mà lười biếng thì thân chẳng còn.

    42. Nói chín thì nên làm mười

    Nói mười làm chín kẻ cười người chê.

    43. Miệng nói tay làm.

    44. Mưa lâu thấm đất.

    45. Ai đội đá mà sống ở đời.

    46. Non có cũng có đường trèo

    Những bệnh hiểm nghèo có thuốc thần tiên.

    47. Ghét kẻ lười, không ai cười kẻ lấm gối.

    48. Hay làm đắp ấm vào thân.

    49. Bới đất nhặt cỏ.

    50. Ba cái vui thì trẻ, ba cái bẽ thì già.

    Trên đây là  những câu ca dao, tục ngữ về siêng năng kiên trì hay và ý nghĩa nhất. Hi vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích mà các bạn có thể tham khảo và vận dụng trong thực tế.

About admin

Check Also

Lời khuyên tế nhị mà sâu sắc❗️

Lời khuyên tế nhị mà sâu sắc❗️   Ăn mặc không kín đáo Một cô …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Translate »